Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

7 thực phẩm tốt nhất để ăn khi say rượu

Rượu là thứ đồ uống không thể thiếu trong ngày Tết đoàn viên, gặp gỡ người thân, bạn bè sau khoảng thời gian xa cách. Thế nhưng, uống quá chén lại dễ say làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Những lúc như vậy, bạn nên ăn những thực phẩm dưới đây để hạn chế tác dụng của rượu đến cơ thể đồng thời đánh bay những sinh vật có hại trong dạ dày.

Phở gà

Phở gà giúp bổ sung chất lỏng và muối bị mất do rượu (rượu được coi là một chất lợi tiểu) đồng thời cung cấp cysteine-một loại axít amin giúp gan giải độc rượu, đánh bay đau đầu và acetaldehyde, một chất có hại cho cơ thể do rượu bị phân giải tạo nên.

7 thực phẩm tốt nhất để ăn khi say rượu - phở gà

Trứng rán

Giống như súp gà, trứng chứa cysteine, có thể giảm thiểu đau đầu, ớn lạnh. Ngoài ra, trứng còn chứa taurine amino acid có thể giúp đảo ngược tổn thương gan gây ra do say rượu và đào thải các chất độc trong cơ thể một cách nhanh chóng hơn. Bạn có thể tráng trứng với hành, rau nhưng không nên rán với phô mai hay thịt vì dầu mỡ có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

thực phẩm nên ăn khi say rượu - trứng rán

Trà gừng

Thay vì dùng gừng trực tiếp, bạn có thể sử dụng trà gừng giấm lên men. Do trong loại trà này có gừng sẽ làm dịu dạ dày, chất chống co thắt, làm thư giãn hệ tiêu hóa, giảm thiểu đầy hơi và chống lại sự buồn nôn) đồng thời giúp bổ sung vitamin B và giảm tác dụng bất lợi của rượu trên niêm mạc ruột.

Chuối

Trong chuối chứa nhiều kali, một chất bị mất đi khi uống rượu nên khi say bạn nên ăn loại trái cây này để bổ sung. Ngoài ra, đây cũng là trái cây tốt cho dạ dày và có thể cung cấp cho cơ thể những chất điện giải quan trọng đã bị mất do say rượu.

Nên ăn chuối để giải rượu

Nước tinh khiết

Khi say rượu sau khi uống quá nhiều, lượng cồn trong cơ thể cao làm thận tăng cường hoạt động khiến bạn đi tiểu nhiều và cồn còn có tính khử nước mạnh khiến cơ thể mất nhiều nước gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Do vậy, khi say cần uống thật nhiều nước ngay khi đó và suốt cả ngày hôm sau để giữ đủ lượng nước trong cơ thể, giúp cơ thể nhanh tỉnh táo, hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi và ợ nóng.

Nên uống nước để giải rượu

Trái cây nhiều nước

ăn trái cây giải rượu

Các loại trái cây chứa nhiều nước như cam, bưởi, dưa hấu… cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp người say làm ẩm, phục hồi đường ruột và làm dịu dạ dày. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho quá trình tiêu hóa.

Lê Thu Lương

(Theo Prevention)

Chế độ ăn chống viêm giúp giảm nguy cơ mất xương

Nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ Sáng kiến sức khỏe phụ nữ và so sánh mức độ các thành phần chống viêm trong chế độ ăn với mật độ khoáng xương. Nghiên cứu gồm dữ liệu về chế độ ăn uống của 160.191 phụ nữ tuổi từ 50 đến 79 và điểm số viêm dựa trên 32 thành phần thực phẩm. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu mật độ khoáng xương từ 10.290 phụ nữ và dữ liệu về gãy xương được thu thập từ toàn bộ các đối tượng.

Chế độ ăn chống viêm

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, trong thời gian 6 năm theo dõi, phụ nữ thực hiện chế độ ăn chống viêm ít bị giảm mật độ xương hơn so với những phụ nữ không áp dụng chế độ ăn chống viêm, ngay cả khi họ có mật độ xương thấp hơn tại thời điểm bắt đầu.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, chế độ ăn chống viêm – gồm các loại rau, hoa quả, cá và ngũ cốc nguyên cám – cũng giúp giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi ở phụ nữ da trắng sau mãn kinh dước 63 tuổi.

“Điều này cho thấy khi phụ nữ có tuổi, chế độ ăn lành mạnh tác động đến xương”, tác giả chính của nghiên cứu Tonya Orchard thuộc Đại học bang Ohio cho biết. Các kết quả mới này cũng bổ sung thêm bằng chứng cho thấy tăng viêm có thể dẫn tới tăng nguy cơ loãng xương.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Bone and Mineral Research.

BS P.Liên

(Theo UPI)

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu

Triệu chứng bệnh thủy đậu:

Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ ở người bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là do virút Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè.

Bệnh nhân thủy đậu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24 - 48 giờ sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3, bắt đầu phát ban trên da, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài giờ, nốt nổi phỏng trên da.

Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Mụn nước có kích thước từ l - 3mm, chứa dịch trong, ở những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo. Những vết sẹo này thường là sẹo lõm trên da, gây mất thẩm mỹ và thường lưu lại đến hết đời. Thủy đậu rất dễ lây lan trong cộng đồng.

Các thực phẩm nên tránh

Người bị thủy đậu nên tránh ăn thịt lươn

Trong lúc bị bệnh, nên tránh các thức ănnhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng và có tính bổ dưỡng quá.

Những người đang bị bệnh thủy đậu nên tránh ăn các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…), trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào, rau muống, các chất nhiều béo như hạt dẻ, đậu phụng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật…

Kỵ nhất là nhục quế, vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

Người bị thủy đậu không nên ăn thức ăn có gia vị Nhục quế

Thực phẩm nên ăn

Người bị thủy đậu nên dùng thức ăn thanh đạm, đầy đủ các chất dinh dưỡng và dưới dạng thức ăn lỏng hoặc nửa lỏng, dễ tiêu hóa, như cháo đậu xanh, cháo củ năng-ý dĩ, cháo củ năng - lá tre non, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoa, cháo tiểu mạch, cháo miến đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má, mướp đắng, rau dền, cải thảo, cải bắp, rau diếp, ngải cứu.

Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua...Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.

Thực phẩm giàu vitamin C tăng cường đề kháng, chống nhiễm trùng

Sau khi lành bệnh, các vết thương bắt đầu khô miệng và lên da non, nên sử dụng nghệ tươi ngay lúc này để trị sẹo lõm sau thủy đậu.

Cách làm: rửa sạch củ nghệ, cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài để phần nước từ bên trong được tiết ra. Thoa nước này đều xung quanh vùng sẹo mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, rồi sau đó tiếp tục bôi lên một lớp khác.

Người bệnh thủy đậu nên ăn bí đao, mướp đắng, khoai tây, cải bắp, ngải cứu,...

Nước tam đậu, cam thảo:

Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g, cam thảo bắc 2g.

Nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 - 3 lần cho trẻ uống trong ngày.

Các món canh ngon từ rau ngót và thịt heo.

Canh thanh nhiệt:

Đậu xanh, củ năng, rễ tranh, đọt tre non, cà rốt, mỗi thứ 20 - 30g. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày (nếu trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt).

Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.

Nước kim ngân hoa:

Kim ngân hoa 10g, nước mía 20ml. Nấu với 500ml nước, sôi khoảng 10 phút. Ngày uống một lần, uống liên tục 7 - 10 ngày, để giúp sơ phong thanh nhiệt, hạ sốt.

Kim ngân hoa

Cháo đậu đỏ, ý dĩ:

Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.

Tất cả rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.

Món cháo này có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho thủy đậu đã được ra, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.

Cháo đậu đỏ

Cháo đậu, thịt heo:

Gạo tẻ 80g, đậu đỏ 30, đậu xanh 30g, thịt heo băm nhỏ 50g. Tất cả nấu với lượng nước thích hợp thành cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Món cháo này dễ tiêu, rất tốt cho người bệnh thủy đậu, có sốt nhẹ.

Nước rau sam:

Rau sam

Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 - 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày.

Nước rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, rất tốt cho người bị thủy đậu.

Lương y Đinh Công Bảy

Lợi ích sức khỏe của nước ép cải bắp với chanh

Nước ép lá bắp cải với chanh rất có lợi cho sức khỏe.

Cách làm:

Lấy một vài lá bắp cải tươi, cắt nhỏ và thêm 2 thìa nước cốt chanh. Bỏ chúng vào máy xay sinh tố xay cùng với một chút nước. Bạn nên uống loại nước ép này mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng trong vòng ít nhất 2 tháng. Loại nước này có những tác dụng với sức khỏe như sau:

1.Hỗ trợ giảm cân

Loại đồ uống tự nhiên này rất giàu chất xơ, nó giúp giảm khả năng tế bào tích trữ mỡ, vì vậy hỗ trợ giảm cân.

2. Tăng cường miễn dịch

Bắp cải và chanh đều giàu vitamin C và vitamin C rất cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật.

Lợi ích sức khỏe của nước ép cải bắp với chanh

3. Phòng ung thư

Vì loại đồ uống này rất giàu dưỡng chất thực vật và các chất chống oxy hóa, nó được cho là giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư nhân lên trong cơ thể, do vậy phòng ung thư.

4. Cải thiện sức khỏe não

Bắp cải giàu axit folic và vitamin B, nó có thể nuôi dưỡng các tế bào não và giúp não hoạt động tích cực.

5. Tăng cường sức khỏe xương

Hỗn hợp bắp cải và chanh có thể tăng cường sức khỏe xương vì hàm lượng vitamin D trong loại đồ uống này cso thể giúp xương hấp thu canxi tốt hơn.

6. Giảm táo bón

Vì bắp cải giàu chất xơ, nó giúp loại bỏ chất thải trong ruột, giảm các tình trạng như táo bón.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Boldsky)

Canh cá nấu nấm tốt cho trí não

Từ nhiều thế kỉ qua, con người đã biết cá là loại thực phẩm vàng trong sự hình thành và phát triển chức năng của não. Theo y học phương Tây, axit béo - omega 3 có trong cá là chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng não bộ của con người. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa các chất dinh dưỡng có trong cá thì các bạn cũng cần phải biết kết hợp chế biến với một số thực phẩm khác. Món canh cá nấu nấm là một món ăn đơn giản và bổ dưỡng mà bạn có thể nấu cho cả nhà cùng thưởng thức.

Nguyên liệu

+ 1 đầu cá (cá chép, cá trôi, cá trắm, cá hồi, vv..)

+ Nấm vàng ( 200 g )

+ Hành khô, hành ta và tỏi, rau mùi.

Canh cá nấu nấm là một trong những thực phẩm vàng cho trí não

Gia vị

+ 2 hạt hồi sao ( hạt hồi )

+ 2 muỗng canh rượu vang trắng hoặc nâu

+ 2 muỗng canh nước tương

+ 1 thìa cà phê ớt khô

+ 1 thìa cà phê đường

+ 1 thìa cà phê muối

Cách nấu

+ Bước 1: Rửa sạch đầu cá, có thể cắt ra thành những phần nhỏ.

+ Bước 2. Chiên sơ đầu cá qua dầu nóng. Sau khi vớt đầu cá ra tiếp tục phi hành khô, tỏi, hạt hồi và ớt.

+ Bước 3. Cho tất cả các thành phần vào nồi, thêm chút nước tương, rượu trắng, đường và muối.

+ Bước 4. Nấu canh trong khoảng 20 phút và khi canh gần được thì cho nấm vàng vào. Trước khi nhắc nồi ra khỏi bếp thêm hành mùi.

Chỉ với vài nguyên liệu có sẵn và những bước đơn giản là bạn đã tạo ra một món ăn không những bổ dưỡng cho trí não mà còn tốt cho sức khỏe cả gia đình. Vị ngon của cá kết hợp với vị thơm ngọt của hạt hồi, rượu vang và nấm sẽ tạo nên một món ăn hấp dẫn cho cả gia đình trong mùa lạnh này. Chúc các bạn ngon miệng với món canh cá nấu nấm.

Phương Thảo

(Theo Smiling Body)

10 thực phẩm giàu chất xơ cho người mắc bệnh tiểu đường

Quả mọng giàu chất xơ

Quả mọng giàu chất xơ

Bổ sung chất xơ để cân bằng lượng đường huyết

Có hai loại chất xơ gồm: chất xơ hòa tan và chất xơ không hoà tan, đều rất có lợi cho sức khỏe con người. Vì những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể hạn chế quá trình hấp thu cholesterol. Đối với chất xơ không hòa tan có tác dụng lợi tiểu.

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ còn có nhiều tác dụng khác phải kể đến như đảm bảo trọng lượng cơ thể vì khi ăn các loại đồ ăn này, chúng ta cảm thấy no lâu; Cân bằng lượng đường trong máu; giảm nồng độ cholesterol, huyết áp. Chất xơ là giải pháp tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: nên nạp từ 20 - 35g chất xơ/ngày.

Đậu lăng

Đậu lăng thuộc cây họ đậu, nhiều màu sắc. Đậu lăng là loại thực phẩm giảu chất xơ và protein. Trong đó, chất xơ chiếm đến 40% trong thành phần carbohydrate của đậu lăng. Do vậy, đậu lăng giúp hạ thấp lượng đường huyết.

Sử dụng: Đậu lăng có thể bổ sung 15g chất xơ, 18g protein/bữa ăn. Chúng ta có thể sử dụng đậu lăng đỏ trong chế biến món canh, salad.

Các loại đỗ (đỗ xanh/đỗ đen)

1 cốc đậu đỏ nấu chín chứa 13g chất xơ, 1 cốc đậu đen chứa 15g chất xơ, và 1 cốc đậu trắng chứa 18g chất xơ. Vì trong thành phần của các loại đậu giàu chất xơ như đậu lăng, có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, tốt cho tim mạch, tiêu hóa.

đậu đỗ tốt cho người tiểu đường

Thêm nữa, tinh bột trong các loại đỗ là lợi khuẩn đường ruột. Khi vi khuẩn kháng tinh bột từ thức ăn, đồng thời, hình thành 1 loại axit béo, có lợi trong việc sử dụng insulin có hiệu quả hơn, và tăng cường sức khỏe ở các tế bào ruột. Bạn nên tăng cường sử dụng các loại đỗ trong chế biến các món canh, salad.

Atiso tốt cho người tiểu đường

Atiso

Trà atiso

Atiso mềm, có hương vị thơm ngon, và giàu chất xơ. Cứ 1 hoa atiso cỡ trung bình có 10g chất xơ, không chỉ có vậy, atiso còn chứa magiê, kali, và axit folic, vitamin C có tác dụng hạ huyết áp. Khi dùng atiso nên chú ý loại bỏ các lá phía dưới, cắt bỏ gốc, tỉa gai. Ngâm atiso trong nước đun sôi khoảng 25 phút, đem lá mọng nước ngâm với dầu ô liu, dùng dần.

bỏng ngô tốt cho người tiểu đường

Bỏng ngô

Nếu muốn chọn đồ ăn nhanh, thay vì ăn khoai tây chiên, bạn nên lựa chọn túi bỏng ngô. Không nên cho muối và bơ, bạn có thể phụn nhẹ chút dầu ô liu, chút nước sốt nóng, ít thảo mộc cho món bỏng ngô thêm phần thơm ngon, bổ dưỡng. Theo các chuyên gia, trong 3 cốc bỏng ngô chứa hơn 3g chất xơ, không chứa cholesterol, gần như không chứa chất béo, hàm lượng calo thấp, và là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

quả bơ

Quả bơ

Thành phần của quả bơ rất dồi dào chất xơ, chất béo omega 3 hữu ích cho sức khỏe tim mạch. 1 cốc bơ xay nhuyễn chứa 15g chất xơ, 368 đơn vị calo, cùng với 34g chất béo. Chúng ta có thể dùng 1 muỗng bơ nghiền nhỏ, hay lát bơ khi ăn cùng bánh mì thay vì ăn bánh mì với phô mát.

Đậu Hà Lan

Các loại rau giàu tinh bột, vitamin A, C K là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời có thể thay cho gạo, và các loại ngũ cốc. 1 cốc đỗ xanh nghiền nhỏ chứa 7g chất xơ. Việc tách hạt đậu Hà Lan rất tốt, vì 1 cốc hạt đậu Hà Lan nấu chín chứa 16,3g chất xơ. Dùng đậu Hà Lan chế biến các món salad, mì ống; hoặc bạn chỉ cần rắc bạc hà, rau mùi tây lên bát đỗ nấu chín sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất và chất xơ cho cơ thể.

bông cải xanh tốt cho người tiểu đường

Bông cải xanh

1 chén cải xanh nghiền nhỏ chứa 2,4g chất xơ, và 2,4g protein. Không chỉ có vậy, bông cải xanh còn giàu vitamin C, K, kali, khoáng chất, và axit folic. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: Nên hấp chín bông cải xanh, cho thêm ít dầu ô liu trộn với mì ống, hoặc ăn cùng món salad.

quả mọng tốt cho người tiểu đường

Quả mọng

Trong một số loại quả mọng như dâu có vị ngọt, nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, và nhiều dưỡng chất khác. Trong quả mâm xôi có đến 7g chất xơ. Một số loại quả mọng kích thước nhỏ khác chứa các hợp chất ngăn ngừa ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn có thể dùng các loại quả mọng cùng socola đen làm món tráng miệng.

người tiểu đường nên ăn lê

Quả lê

Dù là các loại lê màu đỏ, xanh, hay xám thì đều có công dụng tốt cho sức khỏe như nhau. 1 quả lê chứa 7g chất xơ, vitamin C, kali. Bạn chỉ cần cho ít giấm thơm lên miếng lê rồi thưởng thức sẽ rất giòn, thơm. Hoặc bạn có thể bổ quả lê thành lát mỏng, ăn cùng món salad.

yến mạch tốt cho người tiểu đường

Cháo bột yến mạch

Các loại ngũ cốc nguyên chất có nguồn chất xơ vô cùng phong phú. Bạn nên chọn lúa mạch thay vì món mì ống làm món ăn yêu thích. Cũng như bổ sung cháo bột yến mạch vào thành phần thực đơn hàng ngày, ăn cùng bánh mì, gà nướng, và cá nướng. Cả lúa mạch, bột yến mạch đều có chất xơ beta-glucan bổ sung insulin cho người mắc bệnh tiểu đường, hạ huyết áp, giảm nồng độ cholesterol, tốt cho quá trình tiêu hóa. Vì 1 chén lúa mạch nấu chín chứa 6g chất xơ, 1 chén bột yến mạch nấu chín chứa 4g chất xơ.

Nguyễn Lương

(theo Everyday Health)

Nên uống nước lúc nào để tốt cho cơ thể?

Nước và cơ thể


Vai trò của nước với sự mịn màng của da

Đối với cơ thể con người, nước chiếm 70% lúc sơ sinh, 60% lúc trưởng thành; 85% khối lượng của bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể, nước đóng vai trò là dung môi cho các phản ứng hóa học, nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, điều hòa thân nhiệt. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc giảm 20%; nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc; nếu mất đi 21% lượng nước thì có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Nước là chất quan trọng cho sự trao đổi chất không ngừng diễn ra trong cơ thể: 85% bộ não chúng ta là nước, nếu thiếu nước ta sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Hệ thống thận là cơ quan duy nhất lọc nước và hoàn toàn phụ thuộc vào nước.

Do vậy, uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, không làm nhiệm vụ thải trừ những chất cặn bã được... kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại, lâu ngày dẫn đến sạn thận, sỏi thậnNước giúp giải nhiệt cho cơ thể: khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bắt đầu xuất hiện làm nhiệm vụ điều tiết giúp cơ thể mát . Nếu thiếu nước thì không đủ sức tản nhiệt cho cơ thể, sẽ dẫn đến trạng thái bị shock nhiệt, choáng váng, ngất xỉu

Thiếu nước máu trở nên đậm đặc hơn làm cho tim khó đẩy máu đến các cơ quan. Và do tim phải dùng nhiều lực hơn để đẩy máu đi qua các động mạch nên áp suất máu sẽ tăng cao, dẫn đến cao huyết áp. Do đó đối với những người có vấn đề về tim mạch thì họ luôn phải bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.

Ruột trong cơ thể chúng ta cần có nước để đẩy thức ăn đi nhanh. Nếu thiếu nước, thức ăn sẽ trôi chậm đi, dần dần làm cho chúng ta bị táo bón. Khi bị táo bón, chất độc bị kẹt trong ruột già sẽ ngấm ngược trở lại vào máu. Do đó, chúng ta cần phải uống nhiều và đủ nước để không bị táo bón (kết hợp với ăn nhiều chất xơ như rau, cải).

Nước quan trong như vậy với cơ thể, nên người ta có thể sống nhiều ngày không cần thức ăn, nhưng chỉ cần thiếu nước vài ngày là con người chết.

Tác dụng tuyệt vời của nước đối với làn da

Nước thường được ví như nguồn sống của cơ thể, mang nhiều lợi ích cho làn da, đặc biệt là vùng da mặt. Khi hàm lượng nước của lớp sừng giảm xuống dưới 8 -10%, da trở nên khô ráp, xỉn màu và giảm sức đề kháng.

Da được cấu tạo bởi sự đan xen của các sợi collagen, Elastin và Hyaluronic (HA) - một thành phần giữ nước tự nhiên cho cơ thể - len giữa các sợi collagen và elastin, sợi đàn hồi và các mô liên kết, giúp da có độ khỏe, linh hoạt, mang lại sự trẻ trung cho làn da. Khi uống nhiều nước, HA tiếp đủ nước sẽ làm đầy các tế bào, cấu trúc trên được vững vàng, mang lại làn da căng mịn, sáng khỏe và đàn hồi. Ngoài ra nước còn giúp vận chuyển oxy, dưỡng chất, cung cấp lượng ẩm tự nhiên cần thiết để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho da.

Da là bộ phận tiếp xúc nhiếu nhất với môi trường bên ngoài, nhất là da mặt thường mỏng và khá nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nếu lớp sừng ở bề mặt da được cung cấp đủ nước từ các lớp da sâu hơn, sẽ giúp hạ nhiệt, điều hòa, cho da cảm giác dễ chịu. Tế bào da được cấu tạo từ khoảng 20% là nước, chúng thường bị mất thông qua quá trình đổ mồ hôi và tiều tiện trong suốt ngày. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời thì dễ gây khô da, gây ra nếp nhăn cho làn da.

Da nhăn nheo, thiếu sức sống là biểu hiện thông thường của chứng hydrat hóa kém, thiếu nước và độ ẩm. Mỗi hệ thống, cơ quan chức năng trong cơ thể đều phụ thuộc rất nhiều vào nước, giúp đẩy độc tố ra khỏi cơ thể, loại bớt mụn trứng cá. Nước giúp các tế bào dưới da tái tạo hiệu quả, giảm quầng thâm, nếp nhăn dưới mắt, giúp da tươi sáng hơn.Nước góp phần đào thải các tạp chất, tăng cường sự lưu thông và tuần hoàn máu, làm cho da hồng hào và khỏe mạnh hơn Uống đủ nước sẽ giúp da có độ ẩm thích hợp, làm căng đầy các tế bào và tất nhiên giúp bân trông trẻ hơn

Uống nước thế nào cho đủ?

Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. trung bình một ngày từ 1lit,5 đến 2 lít nước. Lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố: cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu.

Thông thường, chúng ta chỉ uống nước khi khát nhưng đó là điều không tốt cho cơ thể. Chúng ta cần uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của cơ thể, điều hòa thân nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.Tuy nhiên, cũng không nên uống nhiều nước quá nhu cầu trong một ngày sẽ làm tăng tổng lượng máu của cơ thể, gây gánh nặng cho tim, mạch máu và thận sẽ phải gia tăng thời gian hoạt động

Uống nước thế nào cho đúng?

Bạn đứng khi uống là một tư thế chưa đúng. Khi đứng, nước sẽ nhanh chóng đi xuống ruột, các dưỡng chất không được hấp thụ vào các cơ quan - vì nước giúp vận chuyển vitamin và dưỡng chất đến từng tế bào trong cơ thể, giúp thải trừ các độc tố gây hại. Nước chiếm phần lớn trong chất lỏng, chất bôi trơn và lớp đệm ở khớp và cơ bắp. Nước có tác dụng thanh lọc và duy trì chức năng nội tạng. Do vậy, khi uống nước không đúng tư thế sẽ dẫn đến đau bụng, hội chứng trào ngược, đau khớp, không tốt cho chức năng của thận.

Lý tưởng nhất là bạn nên ngồi uống nước, với tư thế này nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Ngồi uống nước cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.

Đừng bao giờ nuốt chửng nước quá nhanh, hớp từng ngụm nhỏ để nước ngấm dần, chảy đều vào từng tế bào của bạn

Nên uống nước vào thời gian nào?

6g-7g: Sau giấc ngủ đêm, cơ thể bạn thực sự sẽ rất cần nước. Hãy uống một ly ngay khi ngủ dậy để giúp lọc sạch gan và thận. Đừng vội ăn sáng ít nhất là nửa tiếng sau khi uống nước, hãy đề nước ngấm vào đến từng tế bào trong cơ thể bạn.

8g-9g: Việc di chuyển đến chỗ làm vào buổi sáng chắc hẳn gây cho bạn không ít căng thẳng và làm cơ thể bạn mất nước. Uống một cốc nước khi bạn đến công sở để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể bắt đầu làm việc.

11 giờ:Sau vài giờ làm việc trong văn phòng đóng kín, hơi nóng từ máy văn phòng và không khí ngột ngạt làm khô da bạn. Hãy uống nước để giữ ẩm cho cơ thể và giảm căng thẳng công việc.

12 giờ:Uống nước sau bữa trưa không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.

15-16 giờ: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Đứng dậy và uống một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng.

17 giờ:Một cốc nước trước khi rời văn phòng sẽ giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Điều này đặc biệt tốt cho người ăn kiêng vào buổi tối.

Uống nước nửa giờ đến một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể phòng chống nguy cơ máu cục máu đông.Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần do trong nước có một hàm lượng nhỏ các kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat… khi nước đun đi đun lại nhiều lần, hơi nước bốc hơi nhiều lần dẫn tới hàm lượng các chất kể trên tăng lên. Khi hấp thu vào cơ thể sẽ có hại.Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ vì bạn sẽ phải đi tiểu, hệ bài tiết sẽ phải làm việc mệt mỏi và điều tất nhiên bạn sẽ ngủ không ngon. Nên hạn chế uống nước sau 18 giờ và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.

DS.Bùi Ngọc Lan Hương

Hạt nho có lợi ích như thế nào với sức khỏe?

Nho là một trong những loại trái cây phổ biến nhất. Nho chứa nhiều chất chống oxy hóa và cũng chứa thành phần thực vật tự nhiên được gọi là Oligomeric Proanthocyanidin Complexes (OPCs).. Chúng được biết đến là nhờ hoạt tính chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do ra khỏi cơ thể. Chúng cũng hỗ trợ phòng ngừa lão hóa sớm cũng như các bệnh mạn tính.

OPCs trong nho rất đa dạng và có nhiều lợi ích sức khỏe, có lợi cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Lợi ích sức khỏe của hạt nho cũng như vậy.

Thành phần OPCs trong hạt nho đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Theo các nghiên cứu, người ta thấy rằng chiết xuất hạt nho giúp phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và đại tràng.

Dưới đây là những lợi ích sức khác của hạt nho:

Ngăn ngừa huyết áp cao

Hạt nho chứa flavonoid, acid linoleic và procyanidin phenolic giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị tổn thương và do đó ngăn ngừa huyết áp cao.

Suy tĩnh mạch mãn tính

Các OPCs trong hạt nho sẽ làm giảm bớt các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính. Nó giúp giảm đáng kể cảm giác nặng nề, đau và ngứa.

Tăng cường sức mạnh xương

Hạt nho có lợi ích sức khỏe tích cực lên xương. Nó giúp cải thiện sự hình thành và sức mạnh của xương.

Giảm sưng

Chiết xuất hạt nho giúp chữa lành sưng chân. Sưng, còn được gọi là phù nề, khá phổ biến sau phẫu thuật ung thư vú và chiết xuất hạt nho có thể khắc phục được tình trạng này.

Cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức

Chiết xuất hạt nho cũng giúp khắc phục rối loạn chức năng vùng đồi thị trong não. Điều này là nhờ nó làm giảm stress oxy hóa và duy trì chức năng của ty lạp thể.

Tăng cường sức khỏe miệng

Theo một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chiết xuất hạt nho thúc đẩy sự tái khoáng hóa sâu răng, giúp khắc phục sâu răng sớm và đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe xương.

Bệnh tiểu đường

Nho cũng được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Chiết xuất hạt nho cùng với tập luyện thích hợp giúp cải thiện lipid, giảm cân, huyết áp và bệnh tiểu đường

BS Thu Vân

(Theo Univadis/ Boldsky)

Bật mí cách chọn nước mắm ngon cho bữa cơm gia đình

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự tiến bộ của đời sống và văn hóa ẩm thực, con người càng thích sử dụng của loại thức ăn ngon, sạch và hấp dẫn. Trong đó nước mắm là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích và sử dụng, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Để chọn được nước mắm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các bà nội trợ cần chú ý các điểm sau: Muốn đánh giá thành phần đạm của nước mắm một cách toàn diện người ta phải xác định được 3 thành phần: nitơ toàn phần, nitơ focmol và nitơ amoniac.

Nitơ amoniac có thành phần nitơ nằm dưới dạng NH4+. Hàm lượng nitơ amoniac cao phản ánh quá trình chế biến hoặc bảo quản không tốt đó để cho tạp khuẩn chiếm ưu thế, phân huỷ tiếp tục axitamin thành amoniac.

Nitơ focmol là tổng lượng nitơ của axitamin và nitơ amoniac. Một mẫu nước mắm tốt phải cú tỷ lệ nitơ focmol/nitơ toàn phần >60%. Nếu tỷ lệ này thấp có nghĩa là sản phẩm chưa được ngấu, các thành phần nitơ hữu cơ phân tử lớn còn nhiều.

Nước mắm ngon phải đảm bảo được yêu cầu của ba yếu tố, gồm độ đạm, màu sắc và mùi vị.

nước mắmĐộ đạm, màu sắc và mùi vị làm nên nước mắm ngon. Ảnh minh hoạ.

Độ đạm

Xem nhãn ở chai nước mắm tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, trọng lượng tịnh, thành phần chủ yếu, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, xuất xứ của thực phẩm. Nếu nhãn mác không ghi rõ chỉ số axit amin thì không nên mua.

Độ chua: (số ml NaOH 1N dựng để trung hoà 100 ml nước mắm): 4-6

Hàm lượng muối NaCl (g/L): 250-280

Nitơ toàn phần (g/L) càng cao càng tốt, thể hịờn độ đạm của nước mắm

Tỷ số Nitơ formol/ Nitơ toàn phần >60%

Tỷ số Nitơ NH3/ Nitơ formol <50%

Nếu độ chua thấp (<2) nước mắm có thể bị pha loãng hoặc đó bị hỏng, nếu độ chua cao(>10) thì nước mắm đó phải thuộc loại nước mắm có độ đạm toàn phần cao từ 18-20g/L.

cách pha nước mắm ngonNước mắm là món ăn phổ biến trong bữa cơm gia đình. Ảnh minh hoạ.

Màu sắc

Nước mắm màu nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, vàng rơm hay cánh gián trong suốt, không vẩn đục là nước mắm ngon. Không chọn nước mắm có màu xanh xám vì có thể nước mắm đó bị biến chất.

Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của chai nước mắm, nên để chai đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống nghĩa là có dấu hiệu kết tủa, tuyệt đối không sử dụng. Có chất kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác được cho thêm trong qúa trình đóng gói.

Mùi vị

Nước mắm ngon có mùi thơm dịu, ngọt. Nếu nếm thấy có vị ngọt đạm dịu xuống cổ họng là nước mắm có độ đạm cao. Nếu thấy có vị mặn thì loại nước mắm đó có độ đạm cao.

Với những phương pháp lựa chọn trên, hy vọng giúp các bà nội trợ có được sản phẩm nước mắm phù hợp với nhu cầu sử dụng và bảo đảm chất lượng.

D.Hải

Những loại hạt giàu dưỡng chất bạn nên thêm vào chế độ ăn

Dưới đây là những loại hạt giàu dưỡng chất mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

Hạt lanh

Hạt lanh cung cấp các nguyên tố vi lượng, chất xơ, mangan, vitamin B1 cũng như các chất béo có lợi. Một số nghiên cứu cho thấy hạt lanh có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường, ung thư và các vấn đề về tim. Nồng độ cholesterol cũng giảm ở những nam giới thêm hạt lanh vào chế độ ăn. Hạt lanh còn giúp bảo vệ chống ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng và ung thư vú.

Hạt lựu

Nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân, hãy thêm hạt lựu vào chế độ ăn. Hạt lựu giàu chất chống ôxy hóa và vitamin C hỗ trợ đốt cháy chất béo.

Hạt chia

Nếu bạn muốn xương và răng chắc khỏe, đừng quên thêm hạt chia vào các bữa ăn nhé. Loại hạt này ngày càng được nhiều người yêu thích. Bạn có thể thêm vào sinh tố để dùng trong bữa sáng và tận hưởng những lợi ích mà chúng đem lại.

Hạt gai dầu

Những vận động viên thể hình, tập tạ và những người muốn cơ bắp săn chắc nên bổ chung hạt gai dầu vào chế độ ăn. Chúng giàu protein và chứa 20 acid amin.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô là nguồn cung cấp sắt và năng lượng. Bạn có thể thêm vào đồ ngọt hoặc rang và dùng làm món ăn vặt.

Hạt vừng

Hạt vừng rất tốt cho tim, chúng chứa acid omega-6 giúp kiểm soát cholesterol xấu. Bạn có thể thêm hạt vừng vào một số món ăn ngọt.

BS P.Liên

(Theo Boldsky)

Những lợi ích bất ngờ của nho khô với sức khỏe

1. Chống lão hóa Bổ sung nho vào chế độ ăn chính là bí quyết để có một làn da rạng rỡ và trẻ trung. Nho khô bảo vệ da khỏi lão hóa và các ản...